Tại các thành phố lớn hoặc nơi phố phường đông đúc, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những mẫu nhà phố mọc lên san sát nhau. Đây được xem là một trong những loại hình nhà ở phổ biến nhất Việt Nam hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhà phố là gì và các loại hình nhà phố phổ biến hiện nay nhé!
Nhà phố là gì?
Nhà phố hay còn được gọi là nhà ống là những ngôi nhà sở hữu mặt tiền hẹp, giới hạn về chiều dài và chỉ có 1 hoặc 2 mặt tiếp giáp với đường giao thông. Do diện tích xây dựng khiêm tốn nên những mẫu nhà phố sẽ mang đặc thù thiết kế riêng với dạng hình trụ cao tầng.
Phần lớn được xây dựng trên những mặt tiền đắc địa ở nơi có mật độ dân cư cao và hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, loại hình kiến trúc này còn tạo nhiều thuận lợi cho gia chủ cả về mặt kinh tế lẫn công năng sử dụng.
Với nhiều ưu điểm về thiết kế cũng như mặt bằng công năng, thiết kế nhà phố không đơn thuần là không gian sống cho cả gia đình mà còn được tận dụng cho mục đích kinh doanh hoặc cho thuê.
4 loại hình nhà phố phổ biến
1. Nhà phố liền kề
Nhà phố liền kề là kiểu nhà mặt phố nằm liền kề và có kiến trúc giống nhau, được chủ đầu tư thống nhất về mặt thiết kế. Thông thường, kiểu nhà này sẽ kết hợp với tổ hợp bao gồm trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, bệnh viện, trường học,… tạo ra không gian sống tiện ích cho khu dân cư.
2. Nhà phố thương mại
Đây là loại hình nhà phố kết hợp giữa nhà ở với cửa hàng kinh doanh và đang là xu hướng kiến trúc được các chủ đầu tư ưa chuộng.
Mô hình nhà phố thương mại thường xây dựng từ 2 tầng trở lên, có vị trí gần các trục đường chính và xuất hiện nhiều tại các khu dân cư sầm uất với nhiều cửa hàng kinh doanh.
3. Nhà phố xanh
“Nhà phố xanh” đang là một thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong những năm gần đây. Có thể hiểu đây là loại nhà phố ưu tiên sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường, có độ bền cao và chi phí sử dụng hợp lý.
Hướng đến vấn đề bảo vệ môi trường, mẫu nhà này cũng chú trọng trong việc mang các mảng xanh vào không gian sống.
4. Nhà phố sân vườn
Nhà phố sân vườn là loại nhà phố được thiết kế thêm sân vườn thoáng đãng tại tầng thượng hoặc tầng trệt. Đảm bảo công năng sử dụng lẫn yếu tố thẩm mỹ hòa hợp với thiên nhiên, mẫu nhà này hứa hẹn mang đến sự thoải mái, tiện nghi cho các thành viên trong gia đình bạn.
Một số lưu ý khi thiết kế, xây dựng nhà phố
- Diện tích và địa thế đất: Để chọn được mảnh đất có diện tích và vị thế đẹp, gia chủ cần quan tâm đến sự hài hòa giữa chiều rộng mặt tiền – chiều dài, nền đất kiên cố, bằng phẳng và cao hơn mặt đường. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý không chọn những khu đất có vật cản hay nằm vị trí đường cụt.
- Tối ưu công năng sử dụng: Gia chủ cần định hướng rõ ràng mục đích sử dụng và các khu vực chức năng để mặt bằng công năng được thiết kế hợp lý, đáp ứng đúng nhu cầu thực tế.
- Nhất quán trong phong cách thiết kế: Thiết kế nội ngoại thất phải đồng nhất về chủ đề cũng như phong cách kiến trúc nhằm đảm bảo giá trị thẩm mỹ của công trình cũng như thể hiện được đẳng cấp riêng của gia chủ.
- Ngoại diện hài hòa với môi trường xung quanh: Việc đó bao gồm cả sự hài hòa giữa kiến trúc ngôi nhà và cảnh quan môi trường. Gia chủ cần cân nhắc về thiết kế cũng như sử dụng màu sắc ngoại thất đảm bảo hòa hợp với môi trường sống xung quanh, tránh sử dụng quá nhiều màu sắc gây chói mắt.
- Lưu ý vấn đề phong thuỷ: Khi xây dựng nhà phố, mọi yếu tố như hướng gió, hướng nhà, hướng cửa, bếp nấu, số bậc cầu thang…phải phù hợp phong thủy với gia chủ, tạo một không gian sống hoàn hảo, đặc biệt là kiến trúc nhà phố kết hợp kinh doanh.
- Ước tính chi phí: Đây là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng lớn trong quá trình xây dựng nhà phố. Nhằm tránh những phát sinh ngoài ý muốn cũng như đảm bảo chất lượng công trình, chủ đầu tư cần xem xét khả năng tài chính hiện có và tính toán ngân sách xây nhà càng rõ ràng, chi tiết càng tốt.
- So sánh và chọn đơn vị thiết kế, thi công: Đây là một trong những yếu tố quyết định chất lượng công trình nhà phố vì thế chủ đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng khi so sánh và lựa chọn nhà thầu để đảm bảo sở hữu thiết kế nhà phố đẹp với chi phí hợp lý.
Quy trình tư vấn thiết kế, thi công nhà phố
Bước 1: Gặp gỡ, trao đổi, khảo sát và tư vấn
Tiến hành gặp gỡ, làm rõ yêu cầu của khách hàng, sau đó khảo sát thực tế và tư vấn các vấn đề liên quan
Bước 2: Lên phương án mặt bằng công năng
Triển khai bản vẽ phương án mặt bằng công năng dựa trên các yêu cầu của khách hàng về nhu cầu sử dụng, phong cách thiết kế cũng như yếu tố phong thủy
Bước 3: Ký kết hợp đồng thiết kế hoặc thi công trọn gói
Tiến hành ký kết hợp đồng dựa trên những các thỏa thuận của hai bên, mẫu hợp đồng được soạn thảo quy định của công ty Xây Dựng và đã được văn phòng Luật Sư biên soạn
Bước 4: Chốt bản vẽ thiết kế kiến trúc cơ bản và ngoại thất
Thống nhất bản vẽ kiến trúc chi tiết về hình dáng, kích thước cũng như kết cấu hoàn chỉnh của ngôi nhà
Bước 5: Triển khai hồ sơ bản vẽ chi tiết
Triển khai bản vẽ thiết kế chi tiết kiến trúc – kết cấu – điện nước và 3D ngoại thất
Bước 6: Tiến hành thi công
Thực hiện tuần tự các bước thi công hoàn thiện và nghiệm thu công trình
Đội ngũ kiến trúc sư trẻ, sáng tạo, chuyên môn cao, đã đảm nhiệm các vị trí giám đốc, quản lý kiến trúc tại các công ty kiến trúc hàng đầu Việt Nam, cùng tư duy luôn đổi mới trong mỗi giải pháp kiến trúc cho khách hàng.